Các nhà thiên văn học đã bắt gặp được một sự kiện rất đặc biệt trong vũ trụ: sự kiện gọi là “tinh vân phục sinh”. Đây là khí trong những bong bóng được tạo ra trước đây, hay tinh vân, như cái mà bạn thấy trong bức hình này. Phần lớn ngôi sao biến thành tinh vân vào lúc kết thúc cuộc sống của chúng, và đôi khi, như trong trường hợp này, nó thực hiện điều này hai lần.
Khi một ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta đã đốt cháy hết nhiên liệu của nó, nó nở to thành sao khổng lồ đỏ với kích thước gấp 10 lần. Ngôi sao khó có thể giữ lại lớp vỏ bên ngoài, phần lớn bị thổi bay vào vũ trụ. Trong khi đó, phần lõi còn lại va chạm những lớp vỏ lỏng lẽo này với cùng với sự phóng xạ cực lớn từ bên trong, biến những lớp vỏ này thành tinh vân – một đám mây khí đầy màu sắc.
Trong những trường hợp hiếm hoi, cái lõi thực hiện thủ thuật giống như vậy: nó mở rộng và biến thành tinh vân. Lần này, ta gọi nó là “tinh vân phục sinh”. Khi so sánh với tuổi thọ của một ngôi sao, những tinh vân này chỉ tồn tại rất ngắn. Chúng phân tán vào vũ trụ sau vài ngàn năm. Điều này khiến tinh vân rất khó khăn để nhận biết, và tinh vân phục sinh còn khó hơn thế nữa. Nhưng lần này các nhà thiên văn học đã cố gắng chụp được nó bằng máy hình!
Bạn có biết
Hàng thế kỉ trước, con người nghĩ rằng họ đang nhìn thấy những hành tinh khí khi họ nhìn thấy hình ảnh của tinh vân qua kính thiên văn.
Links
Bài viết được viết lại theo thông tin từ thông cáo báo chí của đài quan sát thiên văn Chandra (NASA)
Share: