Đôi lúc thật là khó để hiểu hết được các khoảng thời gian dài liên quan đến các sự kiện trong vũ trụ. Song, vũ trụ rất rộng lớn và nó đã trải qua một hành trình rất dài – 13.7 tỉ năm! Thế đấy, khoảng thời gian đó gấp 3 lần tuổi trái đất chúng ta, và thật khó để tưởng tượng ra khoảng thời gian trước khi trái đất chúng ta được hình thành!
Khoảng thời gian dài đằng đẵng như thế đồng nghĩa với việc các nhà thiên văn học không thể nào nghiên cứu những thứ như hành trình sống của một ngôi sao chỉ qua việc tìm hiểu duy nhất một ngôi sao, bởi vì điều đó phải tốn đến hàng tỉ năm đấy! Thay vào đó, họ sẽ quan sát những ngôi sao khác nhau ở những giai đoạn sống của chúng khác nhau.
Tuy vậy, thỉnh thoảng, những thứ ở xa tít trong vũ trụ lại luôn biến đổi trên bầu trời đêm trong suốt quãng đời của chúng. Ví dụ, hãy nhìn vào bức ảnh thiên văn tuyệt đẹp này. Nó cho chúng ta thấy có một đám mây khí trông thật rực rỡ, nó chính là tàn dư từ cái chết bùng nổ của một ngôi sao siêu lớn cách đây khoảng 11,000 năm. Các nhà thiên văn học gọi vụ nổ ấy là "vụ nổ siêu tân tinh”.
Đám mây này di chuyển rất nhanh trong vũ trụ, đạt vận tốc khoảng 650.000 ki-lô-mét trên một giờ. Đáng chú ý là ngay cả khi nó ở rất xa so với trái đất, nó di chuyển quá nhanh nên nó sẽ thay đổi vị trí của nó trên bầu trời đêm trong cả một đời người. Ngôi sao mà nó sẽ xuất hiện bên cạnh đám mây này khi bạn về già sẽ khác với ngôi sao bên cạnh đám mây hiện giờ đó.
Thậm chí sau 11,000 năm nữa, vụ nổ siêu tân tinh này sẽ thay đổi hình dạng và vị trí trên bầu trời đêm!
Hãy thử xem: Rất nhiều các nhà thiên văn học giữ các ghi chép hoặc nhật ký về những lần quan sát của họ. Những ghi chép đáng quý này để đối chiếu lại và thấy xem có điều gì biến đổi trong vũ trụ. Tại sao bạn lại không bắt đầu những ghi chép quan sát của bạn ngay hôm nay nhỉ? Thậm chí nếu bạn không có kính thiên văn, không sao bạn có thể phác họa những thứ bạn thấy, như là mặt trăng nè, và những vật thể đặc biệt, như những sao chổi.
Share: