Khi hệ Mặt Trời được hình thành, có rất nhiều mảnh thừa còn sót lại. Những mảnh thừa này được gọi là thiên thạch và sao chổi.
Thiên thạch là một mớ đá, và phần lớn chúng được tìm thấy ở Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Trong khi đó, sao chổi là tổ hợp băng, đá và bụi, chính vì vậy chúng được gọi là “những quả cầu tuyết bẩn”. Phần lớn sao chổi được tìm thấy ở rìa hệ Mặt Trời, xa hơn cả khoảng cách từ Mặt Trời đến Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, trong một khu vực gọi là đám mây Oort.
Tuy nhiên, không phải tất cả thiên thạch và sao chổi đều ngoan ngoãn ở trong những khu vực này. Đôi lúc sao chổi ghé thăm qua vòng bên trong của hệ Mặt Trời. Sao chổi được nhìn thấy khi lại gần Trái Đất, phần lớn băng bốc hơi bởi vì sức nóng của Mặt Trời, tạo nên một “cái đuôi” tuyệt đẹp đi xuyên qua bầu trời đêm.
Thiên thạch đôi khi cũng đi qua Trái Đất. Những mảnh nhỏ đi vào bầu khí quyển của Trái Đất được gọi là sao băng. Khi chúng đi qua bầu khí quyển, sao băng bốc cháy và được gọi là sao rơi. Các nhà thiên văn học bây giờ nghĩ rằng điều tương tự có thể xảy ra với thiên thạch ở trung tâm dãy thiên hà của chúng ta, Ngân Hà.
Ở trung tâm phần lớn Thiên Hà có một vật thể gọi là siêu hố đen. Các vật thể tới quá gần hố đen đều bị cuốn vào với lực hút cực mạnh và không có cơ hội thoát ra – kể cả ánh sáng!
Siêu hố đen ở Thiên Hà chúng ta được gọi là A* Nhân Mã (Sagittarius A*). Qua nhiều năm, các nhà thiên văn học đã phát hiện những ngọn lửa bùng cháy của các chùm tia X từ Sagittarius A*. Hiện nay, các nhà thiên văn học nghĩ rằng những ngọn lửa bùng cháy của ánh sáng này có thể là do Sagittarius A* phóng ra những thiên thạch, giống như những vệt sáng trên bầu trời đêm khi sao băng bốc cháy.
Nếu như lý thuyết này đúng, có thể có hàng trăm nghìn tỷ thiên thạch và sao chổi quanh Sagittarius A*.
Bạn có biết
Điều mà các thiên thạch và sao chổi lo sợ không phải chỉ là siêu hố đen: trung bình cứ 3 ngày có một sao chổi bị phá hủy bởi bầu khí quyển cực nóng của Mặt Trời!
More information
Bài viết được viết lại theo thông tin từ thông cáo báo chí của đài quan sát thiên văn tia X Chandra (NASA)
Share: